MÁY VẮT NƯỚC CỐT DỪA

 

Máy vắt nước cốt dừa đã không còn xa lạ trên thị trường nhờ khả năng ép kiệt nước cốt dừa tối ưu. Máy được sử dụng rất nhiều tại các hộ gia đình hay cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ. Hai sản phẩm nổi bật của dòng máy này đó chính là máy ép nước cốt dừa bằng điện và máy vắt cốt dừa bằng tay sẽ được mayvatlongga.vn giới thiệu cụ thể trong bài viết dưới đây.

 

Máy ép nước cốt dừa công nghiệp 2HP

Điểm đặc biệt của sản phẩm này đó chính là được thiết kế toàn bộ bằng inox cao cấp. Các bộ phận quan trọng thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm như đầu ép cốt dừa được làm bằng inox 304 không gỉ sét để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Một số bộ phận khác như vỏ máy, chân máy sẽ được làm bằng inox 201. Inox 201 và inox 304 là 2 loại inox được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong các thiết bị máy chế biến thực phẩm nhờ khả năng chống han gỉ tốt, độ bền cao. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề an toàn vệ sinh cũng như độ bền của sản phẩm này.

Công suất của máy là 2HP tương đương 1.5kw hoạt động mạnh mẽ, năng suất cao từ 40 – 50kg/ h. Sản phẩm rất được ưa chuộng sử dụng tại các hộ gia đình bán chè, cơ sở sản xuất dầu dừa, … nhờ khả năng ép kiệt hơn 90% cốt dừa có trong cơm dừa chỉ trong 2 lần ép.

Để có thể ép kiệt, ép nhanh lượng cơm dừa lớn thì thiết kế trục ép của máy vắt nước cốt dừa là vô cùng quan trọng. Kết cấu đầu ép có các phần như sau:

  • Cụm đầu cối
  • Mặt bích tổ ong: Dùng để lắp lưới ép cốt dừa và kết nối với thân máy.
  • Lưới ép dừa: để lọc xác dừa và nước cốt.
  • Trục xoắn: tác dụng xoắn ép sơ dừa với lưới để lấy nước cốt.
  • Mặt bích: Cố định trục xoắn với cùm đầu cối.

Các mắt lưới của lưới lọc máy ép nước cốt dừa có kích thước rất nhỏ và mau, giúp lọc sạch cơm dừa và chỉ để phần nước cốt chảy qua. Xác dừa sẽ theo các rãnh của trục xoắn đi ra ngoài. Bạn cần lưu ý tuyệt đối không ép cốt dừa quá 2 lần vì lúc này xác dừa đã khô và bạn cũng đa thu được lượng cốt dừa tối đa, nếu cố ép thêm thì máy sẽ bị kẹt.

Với lần ép đầu tiên, tỷ lệ kiệt của máy ép dừa nạo bằng điện đạt khoảng 60 – 70%. Trường hợp khách hàng muốn ép lần 2 thì cần pha thêm nước ấm vào cơm dừa, nước ấm sẽ giúp cơm dừa ẩm hơn và làm tan dầu dừa bám ở các mắt lưới, nhờ đó khi ép sẽ không bị kẹt. Ở lần ép thứ 2, tỷ lệ kiệt đạt trên 90%.

ĐẶC BIỆT, ngoài được sử dụng để ép cốt dừa, máy còn có thể:

  • Ép nước gừng tươi
  • Ép ớt tươi lấy nước cốt làm tương ớt
  • Vắt nước rau má, …

Tuy nhiên, để ép nhanh hơn, khách hàng nên thái hoặc cắt nhỏ nguyên liệu trước khi cho vào máy.

Máy ép cốt dừa bằng tay

Viễn Đông hiện tại đang cung cấp 2 mẫu máy đó là máy vắt nước cốt dừa 1kg và 1.5kg. Hai sản phẩm này hoàn toàn giống nhau về thiết kế, chỉ khác biệt kích thước và năng suất máy. 

Cấu tạo máy bao gồm:

  • Khung máy
  • Tay quay và đĩa ép
  • Khoang ép cốt dừa
  • Máng ra nước cốt

Máy ép nước cốt dừa bằng tay được làm toàn bộ bằng inox 201. Cơm dừa được cho vào khoang chứa, khách hàng sẽ xoay đĩa ép đi xuống để nước cốt dừa chảy theo máng đi ra ngoài. Cách sử dụng máy vô cùng đơn giản và ai cũng có thể thực hiện được.

Tỷ lệ ép kiệt của máy đạt khoảng 45% phụ thuộc vào nhiều vào lực ép của người sử dụng. Một hạn chế nhỏ của máy vắt nước dừa bằng tay đó chính là khi càng dùng lực để xoay đĩa ép xuống dưới thì chân máy sẽ bị dịch chuyển, không cố định. 

Sản phẩm này có kích thước nhỏ gọn nên không hề chiếm nhiều diện tích trong gian bếp của bạn. Máy ép cốt dừa mini phù hợp với các hộ gia đình buôn bán nhỏ lẻ, giá bán chỉ hơn 1 triệu đồng rất phải chăng.

Một số công dụng khác của máy ép nước cốt dừa bằng tay đó chính là có thể sử dụng để ép chân nấm hương làm ruốc nấm hay ép tinh bột nghệ. Nếu bạn đang quan tâm đến máy ép cốt dừa công nghiệp và máy vắt nước cốt dừa gia đinh thì hãy nhanh tay gọi đến hotline chi nhánh Viễn Đông gần nhất ngay hôm nay để được báo giá cụ thể. 

© 2016 Máy vặt lông gà vịt. Thiết kế Website bởi VietMoz. thuê proxy